Chúng ta uống như thế nào?
 
Uống nước không chỉ là dùng miệng.

Liệu vấn đề này có thể làm ta suy nghĩ được chăng? Được lắm chứ. Chúng ta kề cốc hoặc th́a nước vào môi và “húp” chất lỏng chứa trong đó vào miệng. Ấy chính cái hành động “húp” giản dị mà ta quá quen thuộc đó lại cần phải giải thích.

Quả vậy, tại sao chất lỏng lại chảy vào miệng ta? Cái ǵ lôi kéo nó vậy? Và đây là nguyên nhân: Khi uống, ta làm giăn lồng ngực ra và nhờ đó làm loăng không khí trong miệng. Dưới tác dụng của áp suất không khí ở bên ngoài, chất lỏng có khuynh hướng chạy vào khoảng không gian có áp suất nhỏ hơn, và thế là chảy vào miệng ta.

Hiện tượng ở đây cũng giống như hiện tượng sẽ xảy ra với chất lỏng trong các b́nh thông nhau. Nếu như ta làm loăng không khí ở bên trên một b́nh, dưới tác dụng của áp suất khí quyển, chất lỏng sẽ dâng cao lên trong b́nh đó. Ngược lại, nếu ngậm chặt môi vào cổ một cái chai th́ dù cố gắng thế nào bạn cũng không thể “húp” được nước từ chai vào miệng, v́ áp suất không khí trong miệng và trên mặt nước là như nhau.

Vậy, nói chặt chẽ ra th́ chúng ta không những uống bằng miệng mà c̣n bằng cả phổi nữa, v́ sự giăn nở của phổi chính là nguyên nhân làm cho chất lỏng chảy vào miệng.

(Theo Vật lư vui)