Tại sao người ta thích "đua đ̣i"?

Các đoạn thẳng trong thí nghiệm của Arch.

Trong cuộc sống hàng ngày, khi cách nghĩ và cách làm của ta khác với mọi người, bao giờ chúng ta cũng t́m cách thay đổi để cho được như người khác, gọi là “đua đ̣i”. Tâm lư học gọi hiện tượng đi theo số đông về nhận thức và hành động dưới sức ép của dư luận là “hiệu ứng theo đàn”.

Năm 1956, nhà tâm lư học Mỹ Arch đă làm một thí nghiệm nổi tiếng: Ông chọn 50 người đến so sánh độ dài của mấy đoạn thẳng. Trên h́nh vẽ, họ được yêu cầu phân biệt xem đoạn thẳng ở bảng A bằng đoạn thẳng nào trên bảng B.

Khi trả lời riêng rẽ, 100% nói chính xác là đoạn giữa trên bảng B. Nhưng khi Arch đưa thêm 7 nhân viên của ông vào cùng nhóm thí nghiệm với từng người, và họ đều nhất trí đưa ra kết quả sai (đoạn trái ở bảng B), th́ đă có tới 32% số người cũng trả lời sai như vậy.

Rơ ràng, trước ảnh hưởng của tập thể 7 người, người thứ 8 trong nhóm đă vứt bỏ phán đoán của ḿnh, cũng “đua đ̣i” và nói đoạn bên trái. Do đó, có thể thấy “hiệu ứng theo đàn” đă có tác dụng mạnh mẽ đến thế nào đối với từng cá nhân.

Nguyên nhân ǵ gây ra hiệu ứng này? Tâm lư học đă khái quát thành những điểm dưới đây:

- Tín nhiệm tập thể: Người ta thường cho rằng phát đoán của đa số bao giờ cũng đúng hơn của cá nhân, do đó tin tưởng vào tập thể.

- Khuất phục tập thể: Người ta thường thích gần gũi với những người có chung quan điểm với ḿnh, cho nên để tránh cô lập, khỏi bị tẩy chay, đă phải miễn cưỡng theo đàn.

- Không khí mơ hồ của hoàn cảnh: Rất nhiều trường hợp, v́ sự mơ hồ của hoàn cảnh, tự ḿnh không dám quả quyết, đành phải dựa vào những người chung quanh, bắt chước hành vi của họ. Đây là sự theo đàn để tránh lúng túng.

Ngoài ra, trí thông minh, tinh thần và quan điểm riêng của mỗi người đều có thể gây ra hiệu ứng theo đàn. Nói chung, người có trí thông minh càng cao, tinh thần càng vững và quan điểm riêng càng mạnh, càng khó hành động mù quáng theo đàn.