Tại sao xe tăng dám xông vào hàng rào điện cao thế?

Khi xe tăng tiếp cận hàng rào điện cao thế, vỏ thép của xe tăng sẽ phát huy tác dụng “lồng kim loại” rất tốt, bảo vệ người ngồi trong.

Lưới điện cao thế là công sự pḥng ngự mặt đất rất hữu hiệu, chặn đứng đ̣n tiến công của bộ binh. Nhưng xe tăng - khối thép đồ sộ, vật dẫn điện rất tốt - lại có thể ung dung húc đổ, dứt tung và lướt qua mạng hàng rào điện cao thế, mở đường cho bộ binh tiến vào. Xe tăng có ǵ đặc biệt vậy?

Thực ra, “bản lĩnh” khác thường của xe tăng quyết định bởi đặc tính điện học của vật dẫn. Vỏ và xích xe tăng đều chế tạo bằng thép, hai dải xích vừa rộng vừa dài trở thành điểm tiếp đất rất tốt, như vậy thân xe tăng trở thành khối vật liệu dẫn điện rỗng ruột. Theo nguyên lư, “lồng kim loại” tĩnh điện trong vật lư học, th́ với một vật thể dẫn điện dạng rỗng có tiếp đất, điện trường bên ngoài sẽ không gây ảnh hưởng đối với các vật thể trong khoang. Bởi vậy, khi xe tăng tiếp cận hàng rào điện cao thế, vỏ thép của xe tăng sẽ phát huy tác dụng “lồng kim loại” rất tốt, làm cho điện trường trong khoang xe giảm thiểu. Điện trường này yếu tới mức cơ thể người có thể chịu đựng được, v́ vậy mà pháo thủ vẫn b́nh yên.

Khi xe tăng xô vào hàng rào điện cao thế, bởi điện trở của bản thân xe tăng rất nhỏ, ḍng điện cực mạnh truyền qua vỏ xe tăng, tạo nên những tia lửa điện chói mắt, nhưng ḍng điện này nhanh chóng truyền qua dải xích xe tăng chạy tuột xuống đất. C̣n điện trở của cơ thể người nếu so với điện trở của xe tăng th́ lớn hơn nhiều, nên ḍng điện chạy qua cơ thể người ngồi bên trong là rất nhỏ. Cường độ ḍng điện này yếu đến mức cơ thể người không cảm thấy ǵ.

Điều này tương tự như hai mạch điện đấu song song (thân xe tăng và thân người) mà một mạch trong đó (thân xe tăng) bị đoản mạch, có ḍng điện chạy qua khá lớn; c̣n mạch kia (cơ thể người), có trị số ḍng điện chạy qua là rất nhỏ.

Tuy nhiên, nếu xe thiết giáp bánh hơi chở quân mà bắt chước xe tăng bánh xích lao vào hàng rào điện cao thế th́... nguy to.

(Theo Khoa Học Và Đời Sống