Hy
vọng, tức giận, tuyệt vọng - đó là phản ứng của những
người dân Nga khi theo dơi truyền h́nh trực tiếp vụ giải
cứu con tin tại Beslan.
|
Lực lượng đặc nhiệm Nga đứng ngoài khu
trường. |
Khi những h́nh ảnh về các thi thể nằm
trên cáng cứu thương hiện trên màn h́nh, một số người
bắt đầu khóc. Rồi khi phát thành viên đài NTV, kênh
truyền h́nh duy nhất tại Nga tường thuật trực tiếp chiến
dịch giải cứu con tin trích lời các quan chức Bộ Nội vụ
rằng "hầu hết" con tin c̣n sống sót, họ bắt đầu lắc đầu:
"Điều này có nghĩa, nhiều trẻ em đă bị chết".
Đây là
lần đầu tiên tại Nga, người ta được theo dơi trực tiếp
một chiến dịch kiểu này qua truyền h́nh. Động thái trên
nhằm đáp lại sự bất b́nh của dư luận Nga khi giới truyền
thông trong nước không thể truyền h́nh ảnh động về chiến
dịch giải cứu con tin tại nhà hát Moscow hồi tháng
10/2002. Nó cũng thể hiện một điều rằng các quy tắc áp
dụng cho phóng viên, dẫn chương tŕnh và nhà sản xuất
truyền h́nh tại nhiều nước rơ ràng không được chú ư
nhiều. Tại hiện trường, các phóng viên trực tiếp phỏng
vấn những em nhỏ mà không cần cố gắng giấu danh tính của
bất ḱ ai. Thậm chí cả những người chết và bị thương
nặng đều được ghi h́nh.
Một điều
dễ hiểu là trong khi gia đ́nh các con tin yêu cầu chính
phủ đáp ứng mọi điều kiện của những kẻ bắt cóc để chúng
thả con tin, dư luận trên toàn nước Nga lại tỏ ra khá "cứng
rắn" và khó chấp nhận việc nhượng bộ trước phiến quân
Chechnya - những kẻ gây ra thảm kịch này.
Các tờ
báo "bảo thủ" hôm qua cũng đăng tải những bài báo chỉ
trích mạnh mẽ việc nhượng bộ đ̣i hỏi của kẻ bắt cóc
giống như phần đông các báo ủng hộ chính phủ hay giới
truyền thông tự do khác. Những phóng viên như Anna
Politkovskaya của tờ Novaya Gazeta vốn là người chỉ
trích chính sách cứng rắn của Tổng thống Putin đối với
Chechnya cũng lên án kẻ bắt cóc mạnh mẽ giống như nhiều
người phản đối việc ly khai của Chechnya.
Thông
tin: mục tiêu tấn công là một trường học và nạn nhân là
các trẻ em dường như làm cho phần đông người Nga chấn
động. "Không một chuẩn mực danh dự của vùng Caucasus nào
cho phép họ có quyền tấn công trẻ em", đó là tựa đề một
bài b́nh luận đăng trên tờ Trud. C̣n tờ Komsomolskaya
Pravda th́ giật tít trên trang nhất: "Những tên cướp
được trả bao nhiêu tiền để tiến hành khủng bố?".
Trong khi
yêu cầu chính phủ phải đưa ra quyết định nhanh chóng và
dứt khoát kết thúc vụ khủng hoảng con tin, nhiều người
Nga cũng "đ̣i hỏi" các trẻ em phải được cứu sống an toàn.
Người ta nhớ lại vụ bao vây nhà hát Moscow hồi năm 2002,
lúc đó chiến dịch giải cứu đă trở thành tấn thảm kịch
khi không có đủ thuốc giải độc để điều trị cho các con
tin được cứu ra ngoài.
Theo dơi
truyền h́nh trực tiếp hôm 3/9, nhiều người Nga quay mặt
đi, không dám tin vào cảnh huyên náo sau khi những con
tin đầu tiên được thả vào đầu giờ chiều. Họ chứng kiến
cảnh thiếu y bác sĩ tại hiện trường, thiếu cáng cứu
thương, và rơ ràng thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan
cứu trợ khẩn cấp. Tất cả đều diễn ra trước tiếng súng và
tiếng bom.
|
Tổng thống Putin thăm hỏi nạn nhân trong
bệnh viện Beslan. |
Khi con số thương vong bắt đầu tăng,
số lượng các câu hỏi cũng tăng theo. Đa số người Nga bắt
đầu thắc mắc tại sao nhà chức trách lại tỏ ra thiếu
chuẩn bị đến vậy trong khi đây rơ ràng không phải là
chiến dịch đầu tiên mà binh sĩ Nga phải đối mặt.
Việc
những kẻ khủng bố giữ con tin và không công khai đưa ra
yêu cầu của chúng đă dẫn tới nhiều phỏng đoán trái ngược
nhau. Nhiều chuyên gia phân tích dự đoán rằng mục tiêu
chính của bọn này là "biểu dương sức mạnh" v́ khó có khả
năng bọn khủng bố hy vọng ông Putin sẽ nhượng bộ những
đ̣i hỏi của chúng sau làn sóng bạo lực gần đây hay xoa
dịu lập trường của Nga đối với lực lượng ly khai.
Mục tiêu
của bọn khủng bố "chỉ là gây ra sự hoảng sợ để chứng tỏ
cho người Nga thấy rằng họ đang bị đe doạ", Alexander
Golts, một chuyên gia phân tích quân sự Nga nhận định. "Những
kẻ tiến hành vụ này phải hiểu rằng chúng không thể thay
đổi chính sách của Nga tại khu vực Caucasus".
Tuy nhiên,
các phán đoán này đă bị bác bỏ sau khi có thông tin, bọn
khủng bố từng ra yêu sách đ̣i Nga phải để Chechnya được
độc lập và chính phủ Nga phải trả tự do cho một số kẻ ly
khai người Ingushetia đang bị giam giữ.
Lần
t́m nguồn gốc
Cuộc
chiến giữa lực lượng ly khai Chechnya và Moscow có nguồn
gốc từ thời kỳ nước Nga Sa hoàng. Lúc đó, vùng núi
Caucasus, đường biên giới tự nhiên ngăn cách giữa nước
Nga và các nước cộng hoà Hồi giáo "cứng đầu cứng cổ" ở
phía nam, bị hợp nhất vào đế chế Nga bằng vũ lực.
Đến thời
kỳ Stalin, người dân vùng này lại ủng hộ việc Đức quốc
xă xâm lược, kết quả là năm 1944 người Ingushetia và
Chechnya bị trục xuất sang khu vực trung Á và Siberia.
Họ chỉ được phép quay trở lại vào năm 1957, khi nước
Cộng hoà tự trị Chechnya-Ingushetia thuộc Nga được phục
hồi.
Tuy nhiên,
sau khi Liên Xô tan ră năm 1991, người dân Ingushetia đă
đi bỏ phiếu để quyết định số phận họ: tiếp tục trở thành
một phần của Nga. Trong khi đó người Chechnya lại bỏ
phiếu đ̣i tự trị và tạo ra một "cuộc đối đầu" với
Moscow. Kết quả là 2 cuộc chiến đă xảy ra bắt đầu từ năm
1994.
200.000
người Chechnya đă vượt biên gới sang các nước cộng hoà
vùng Caucasus và thủ phủ của Chechnya là Grozny đă phần
nào được yên b́nh. Trong lúc này, Ingushetia vẫn đang cố
gắng đối phó với 40.000 người tỵ nạn Chechnya bất chấp
những nỗ lực của ông Putin nhằm ổn định Chechnya.
|
Thi thể nạn nhân đang chờ nhận dạng. |
Song, cuộc chiến vẫn tiếp diễn. Đối
với ông Putin, cuộc tấn công nhằm vào trường học tại thị
trấn Beslan, Bắc Ossetia đă chứng tỏ sự ủng hộ của người
dân vùng Caucasus đối với cuộc đấu tranh vũ trang của
phiến quân Chechnya đang ngày càng tăng. Theo lời các
nhân chứng, một số tay súng vũ trang người Ingushetia
cũng nằm trong số bọn bắt cóc.
Đây có
thể là một vấn đề mang tính khu vực, tuy nhiên, với Tổng
thống Putin, đó là "vấn đề liên quan tới khủng bố mang
tính toàn cầu". Quan điểm này của ông Putin lại được
củng cố khi có thông tin 10 trong số những kẻ bắt cóc là
người Ảrập. Sự hiện diện của những phần tử Ả rập sẽ giúp
ông Putin dễ thuyết phục được người Nga và thế giới rằng
"chiến dịch mà Nga đang tiến hành tại Chechnya chính là
một phần trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế".
Các nguồn
tin t́nh báo cho hay tên "tư lệnh" người Chechnya
Magomet Yevloyev đă trực tiếp chỉ đạo vụ này theo kế
hoạch của Shamil Basayev, kẻ thù số 1 của Nga. Theo các
quan chức Nga, phiến quân đ̣i ly khai đă bị tác động sâu
sắc bởi "chủ nghĩa Wahhabi", một h́nh thái Đạo hồi ḍng
Sunni hà khắc. Đạo này hiện bị cấm tại Nga. "Ngoài ra
c̣n có tin vụ bắt giữ con tin nhận được sự tài trợ của
một kẻ theo "lư tưởng Wahhabi" là Abu Omar as-Seyf, đại
diện cho mạng lưới Al-Qaeda tại Chechnya", một quan chức
tiết lộ.
Yêu cầu
chính của chúng là: Chechnya được độc lập. "Chúng tôi đă
sai khi chỉ giới hạn vấn đề trong mối quan hệ giữa Nga
và Chechnya", Akhmed Zakayev, phát ngôn viên của lănh
đạo phiến quân Chechnya - Aslan Maskhadov nói. "Vấn đề
này đă dính líu tới cả Dagestan, Ingushetia, Bắc Ossetia.
Chỉ bằng cách chấm dứt t́nh trạng bạo lực hiện đang lan
tràn gây ra thù địch, chúng tôi mới có thể chấm dứt hành
động của ḿnh".
(Huyền
Trang - Tổng hợp) |